„Atlas von China“ cho thấy rõ, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  trên Biển Đông không thuộc Trung Quốc.

(bvd-vn.de) Gần đây, trên báo TTO, TS Trần Đức Anh Sơn đưa tin đã tìm được những tài liệu quý giá trong kho tư liệu đồ sộ của trường đại học danh tiếng Harvard ở Cambrigde (Massachusetts, Mỹ) liên quan đến cái gọi là „chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông theo đường chữ U“. Một trong các tài liệu quý đó là tập bản đồ bằng tiếng Đức „Atlas von China“, xuất bản năm 1885 tại Đức.

Chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về tập bản đồ quý này để độc giả, nhất là các bạn đang sống, học tập và làm việc tại CHLB Đức có thể trực tiếp tìm hiểu thêm về tài  liệu này cũng như các tài liệu khác có liên quan trong các thư viện của Đức.


Bản đồ Trung Quốc tổng thể trong tập „Atlas von China“ cho thấy rõ, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  trên Biển Đông không thuộc Trung Quốc. 


Tên tài liệu: Atlas von China

Erste Abtheilung: "Das Nördliche China" 
                   
- Zweite Abtheilung: "Das Südliche China"


Kích thước: 46 x 58 cm

Tác giả: Ferdinand Freiherr von Richthofen(1833-1905)

Nhà xuất bản: Verlag von Dietrich Reimer, Berlin.

(Thời nay có nhà xuất bản:  Dietrich Reimer Verlag GmbH, Berliner Str. 53, 10713 Berlin-Wilmersdorf)

Năm xuất bản: 1885

Tái bản: 1912,  bearbeitet von M. Groll. - "Situationszeichnung nach den Originalen des Verfassers und anderen Quellen von Richard Kiepert“
 
Căn cứ theo bản đồ trong tập „Atlas  von China“ này (nghĩa là đến năm 1912, thậm chí  ngay cả các bản đồ xuất bản năm 1933) thì Triều đìmh nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về Trung Quốc. 
 
Thực tế là, mãi đến năm 1947, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc mới „phát minh“ ra cái “đường chữ U” trên bản đồ Trung Quốc hiện đại, mà ngày nay chính quyền Bắc Kinh lấy đó làm „cơ sở“ để khẳng định „chủ quyền“ trên vùng biển đảo mênh mông của Biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
 
Bài: BTT LH
Ảnh:   TS Trần Đức Anh Sơn, TTO

Go to top