Tàu cá Trung Quốc rầm rộ tiến vào Biển Đông

(bvd-vn.de) Một trong những luận điểm tuyên truyền của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông là một „bằng chứng đanh thép“ vô cùng quan trọng.  „Đây là một tài liệu đặc biệt - một cuốn sách 600 năm tuổi chứa đựng bằng chứng  quốc gia quan trọng“, truyền thông nhà nước Trung Quốc mới đây đã đưa tin như vậy. Cuốn sách, thuộc sở hữu của một ngư dân đã nghỉ hưu tên là Su Chengfen trên đảo Hải Nam.

Để tìm hiểu thực hư về thông tin động trời mà không có bất cứ bằng chứng nào, phóng viên John Sudworth của BBC News đã tiến hành một cuộc điều tra, lần theo dấu vết của „bằng chứng đanh thép“ kia. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc phóng sự tóm tắt về cuộc điều tra đó.
 
… Chúng tôi tới cảng cá Tanmen, trên bờ biển phía đông đảo Hải Nam . Cuốn sách của ông Su Chengfen được cho là có chép lại thông tin hướng dẫn hoa tiêu của tổ tiên của ông nói về cách làm thế nào để tới được những bãi cạn và các rạn san hô của quần đảo Trường Sa xa xôi, cách Hải Nam hàng trăm hải lý.
 
Trung Quốc luôn nói những bãi này là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc với lập luận là "chúng tôi từng tới đó trước tiên". Vì vậy, cuốn sách của ông Su 81 tuổi "được nâng niu" và "được bọc trong lớp giấy" kể như “Chén Thánh” hàng hải.
 
Trên thực tế, báo chí Trung Quốc nói đây chẳng khác gì "bằng chứng thép" về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Vì vậy, chúng tôi đã đến gặp ông Su vào ngày mà ông đang bận rộn dựng một mô hình chiếc thuyền ở sân trước của ông, cách bãi biển vài phút đi bộ.


Ông Su Chengfen

"Cuốn sách này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác," ông nói với tôi khi tôi hỏi về cuốn sách. "Từ thế hệ của ông nội tôi, đến thế hệ của cha tôi, rồi tới tôi."

“Cuốn sách này chủ yếu dạy chúng tôi làm thế nào để đi đâu đó và quay trở lại, làm thế nào để đi đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và làm thế nào để trở về với đảo Hải Nam."

Nhưng sau đó, khi tôi yêu cầu để xem cuốn này – vốn chỉ mới được nói tới cách đây vài tuần, và được đài báo ở Trung Quốc đưa tin nhiều tại Trung Quốc và ngoài Trung Quốc – thì có điều ngạc nhiên xảy ra. Ông nói với tôi cuốn sách đó không tồn tại. "Mặc dù cuốn sách là quan trọng, tôi đã quẳng nó đi vì sách cũ và hỏng," ông nói.

>>Xem Video phỏng vấn ông Su Chengfen

Bất kể đó là gì thì dường như cuốn sách của ông Su không phải là bằng chứng thép của bất cứ điều gì. Có lẽ trừ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát truyền thông của họ để không làm cho một vài sự kiện cản trở cách đưa tin chính thức.

Chúng tôi rời căn nhà của ông Su, cũng thấy hơi kỳ vì những gì nghe ông nói, và được chứng kiến chút ít về việc Hải Nam sẵn sàng kiểm soát việc đưa tin liên quan tới Nam Hải (Biển Đông).

Ở khắp nơi chúng tôi đi, chúng tôi bị nhiều xe hơi có kính mờ của chính phủ bám theo; từ cảng nơi chúng tôi cố phỏng vấn ngư dân, tới chợ cá nơi chúng tôi nói chuyện với thương nhân, và tại tất cả những chỗ trên đường chúng tôi quay lại khách sạn.

Sự chú ý có vẻ như không cần thiết lắm và kể như không ai muốn nói chuyện với chúng tôi khi chúng tôi tiếp cận.

Và những ai chúng tôi hỏi chuyện nói với chúng tôi không có gì tranh cãi hơn là một sự lặp lại đơn thuần của đài báo chính thức của nhà nước, đó là Biển Đông thuộc về Trung Quốc ngư dân Trung Quốc đã tới đó đầu tiên.

Nhưng nhà chức trách không để yên. Chúng tôi sau đó nghe nói một trong những người đồng ý trả lời một số câu hỏi của chúng tôi, trong đó có một thuyền trưởng, đã bị công an tiếp cận và thẩm vấn ngay.
 
Bài: BTT LH (Theo nguồn BBC)
Ảnh: Internet
 


Đường „lưỡi bò“ (màu đỏ) do Trung Quốc tự sáng tác để đòi chủ quyền trên Biển Đông. Đường màu xanh là chỉ giới vùng đặc quyền 200 dặm của các nước theo Công ước quốc tế UNCLOS.
 

Go to top