(bvd-vn.de) Theo các nguồn tin quốc tế và Việt Nam, ngày 01/5, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke đã lên tiếng chỉ trích các hoạt động tôn tạo, bồi đắp nhằm thay đổi hiện trạng do Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông. Những hoạt động này không góp phần vào ổn định khu vực bất kể các cơ sở xây dựng được sử dụng như thế nào.

Ông Rathkenói: “Nếu muốn giảm bớt căng thẳng tại khu vực, Trung Quốc cần chủ động dừng các hoạt động tôn tạo và tôn trọng luật pháp quốc tế mà đặc biệt là Công ước Luật biển.”

Trước đó, nhiều hình ảnh vệ tinh  cho thấy, TQ đang đẩy mạnh quá trình cải tạo các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, xây dựng đường băng trên các đảo thích hợp cho việc sử dụng quân sự và những ý đồ khác. Động thái của Trung Quốc đang báo động cả khu vực cũng như Washington và cũng là tâm điểm đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua.

Vậy mà, bất chấp thực tế đó, ngày 30/4, ông Ngô Thắng Lợi,  tư lệnh hải quân Trung Quốc, đã đưa ra „lời mời“ sau đây: "Trung Quốc hoan nghênh các tổ chức quốc tế, nước Mỹ và các nước liên quan sử dụng những cơ sở này khi điều kiện thích hợp cho việc tìm kiếm cứu hộ và khắc phục hậu quả thiên tai", nghĩa là Trung Quốc „mời“ toàn Thế giới cùng sử dụng các đảo của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng và xây, đắp trái phép !!

Như tin đã đưa, vừa qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ra Tuyên bố về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và nhấn mạnh các bên cần bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy các hành động xây, đắp, lấn biển với tốc độ „chóng mặt“ của Trung Quốc trên một số bãi đá đang bị họ chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam:










 

Tin: BTT LH

Ảnh: Internet

 
Go to top